ĐHY Parolin: Đức Thánh Cha sẽ mang đến sự gần gũi và hoà bình cho châu Á và châu Đại Dương

Blog Single
Trong cuộc phỏng vấn của Vatican News trước chuyến tông du của Đức Thánh Cha đến 4 quốc gia của châu Á và châu Đại Dương, Đức Hồng Y Pietro Parolin, Quốc vụ khanh Toà Thánh, nói về niềm hy vọng của Đức Thánh Cha trong cuộc viếng thăm dài nhất triều Giáo hoàng của ngài.

Vatican News

Trước hết đối với Indonesia, quốc gia Hồi giáo đông dân nhất thế giới nhưng mọi người sống tôn trọng, đối thoại và trung dung , Đức Hồng Y cho rằng, ở một số nơi trên thế giới vẫn còn khuynh hướng cực đoan muốn chống lại những điều tốt đẹp đang có ở Indonesia, những lời nói và cử chỉ của Đức Thánh Cha sẽ là một lời mời gọi mạnh mẽ và cấp bách không từ bỏ hành trình và sẽ giúp hỗ trợ và khuyến khích tình huynh đệ, sự hiệp nhất trong sự khác biệt. Dưới ánh sáng của nguyên tắc này, các vấn đề xã hội và chính trị thách đố quần đảo lớn này cũng được giải quyết.

Đối với quốc gia thứ hai, Papua New Guinea, Đức Thánh Cha sẽ gặp gỡ các dân tộc có truyền thống cổ xưa, một đức tin mạnh mẽ. Một nơi giàu tài nguyên nhưng nghèo nàn, nơi thiên nhiên không bị ô nhiễm, đang đối diện với những thách đố của biến đổi khí hậu, bóc lột và tham nhũng. Đức Hồng Y nói Đức Thánh Cha Phanxicô muốn nuôi dưỡng tất cả những nỗ lực có thể - về phía các tổ chức chính trị, tôn giáo, nhưng cũng bằng cách kêu gọi trách nhiệm của mỗi người - để thúc đẩy một sự thay đổi, theo nghĩa cam kết quan trọng theo hướng công lý, chú ý đến những người nghèo nhất và chăm sóc ngôi nhà chung của chúng ta.

Chứng kiến trực tiếp sự thay đổi của Đông Timor cách đây 25 năm, Đức Hồng Y luôn coi sự độc lập của quốc gia gia này là một “phép lạ”. Đức tin Kitô giáo làm cho Đông Timor trở thành quốc gia Công giáo đầu tiên ở châu Á, đã đóng một vai trò quyết định trong việc đồng hành với những nỗ lực hướng tới mục tiêu này. Giờ đây, theo Quốc vụ khanh Toà Thánh, cũng chính đức tin này phải truyền cảm hứng cho người dân trong việc biến đổi xã hội. Sự hiện diện của Đức Thánh Cha chắc chắn sẽ đưa ra một động lực quyết định theo nghĩa này.

Singapore, quốc gia đại diện cho một ví dụ về sự chung sống hòa bình trong xã hội đa văn hóa và đa tôn giáo. Đức Hồng Y cho biết Đức Thánh Cha sẽ đặc biệt gặp gỡ những người trẻ tham gia vào cuộc đối thoại liên tôn và sẽ trao tương lai hành trình này cho họ, để họ có thể trở thành những nhân vật chính của một thế giới huynh đệ và hòa bình hơn.

Liên quan đến quan hệ giữa Toà Thánh và các quốc gia châu Á khác trong chuyến tông du này, Đức Hồng Y trả lời: “Singapore, nơi người dân chủ yếu có nguồn gốc Trung Quốc, và do đó là một nơi đặc biệt để đối thoại với văn hóa và con người Trung Quốc nói chung. Tại Indonesia có thể cung cấp một cơ hội thuận lợi cho một cuộc gặp gỡ thêm với Hồi giáo, trong khu vực châu Á. Và không chỉ có vậy, ba trong số bốn quốc gia Đức Thánh Cha viếng thăm là thành viên của ASEAN, một cộng đồng cũng bao gồm các quốc gia quan trọng khác trong khu vực, như Việt Nam và Myanmar. Sự gần gũi và thông điệp hòa bình mà Đức Thánh Cha sẽ mang đến trong chuyến đi này cũng được gửi đến tất cả những thực tại này”.

Cảm ơn bạn đã đọc bài viết này. Nếu bạn muốn nhận các bản tin qua email, vui lòng đăng ký newsletter bằng cách nhấp vào đây.

Nguồn:

https://www.vaticannews.va/vi/vatican-city/news/2024-09/dhy-parolin-dtc-mang-gan-gui-hoa-binh-a-chau-dai-duong.html



Chia sẻ:

Tin liên quan: